Cách Kiểm Tra Nguồn Nước Bạn Dùng Hàng Ngày Có Sạch Hay Không

1. Ô nhiễm nước – Vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Nước “bẩn” là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị ô nhiễm bởi các chất độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa qua xử lý… Tất cả những điều này là nguyên nhân ảnh hưởng đến cuộc sống con người và động vật trong tự nhiên.

 

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm

Theo các nghiên cứu và báo cáo thống kê của các tổ chức y tế hàng đầu thế giới thì có đến 80% nguyên nhân nhiễm bệnh ở các nước đang phát triển liên quan đến nguồn nước.

Đặc biệt con số này có khả năng cao hơn ở các ở các khu đô thị lớn. Bên cạnh đó, nguồn nước bẩn không chỉ gây tác hại trực tiếp đến sức khỏe, mà còn làm giảm tuổi thọ của các vật dụng trong gia đình.

Mặc khác, nước bẩn gây ra nhiều bệnh rất khó lường như tả, lị, viêm gan A, bại liệt, bệnh da liễu, bệnh về mắt, các chứng ngộ độc do vi sinh vật, lao… thậm chí là những bệnh nan y chưa có thuốc chữa trị.

 

3. Cách để bạn nhận biết nguồn nước nơi bạn sinh sống bị ô nhiễm

Nước máy bị nhiễm Clo, Amoni

Khi mở nước máy, hoặc đun sôi nước có mùi Clo nồng thì khẳng định là nguồn nước máy gia đình bạn đã bị nhiễm Clo, Amoni.

Nước bị nhiễm Mangan

Cách nhận biết hiện tượng nước bị nhiễm Mangan thì các dụng cụ bạn sử dụng trong nhà sẽ như sành sứ, bồn, bình nước nóng sẽ bị bám cặn đen. Hay khi nấu ăn thì nguyên liệu sẽ lâu chín hơn bình thường.

Nước bị nhiễm phèn, sắt

Khi nguồn nước sinh hoạt gia đình bị nhiễm phèn, sắt thì các vật dụng trong nhà sẽ có các vết hoen ố hay gỉ sét. Đồng thời, nước có mùi tanh, có vẩn đục và có màu vàng đậm hơn bình thường.

Bạn có thể kiểm tra bằng cách cho nước chè khô hoặc mủ cây chuối vào nước và chờ trong giây lát. Nếu nước chuyển màu thành tím thì chứng tỏ nước sinh hoạt gia đình bạn đã bị nhiễm bẩn.

Nguồn nước nhiễm canxi

Bạn có thể xác định nước uống bị nhiễm canxi bằng cách đun sôi nước. Nếu thấy có hiện tượng cặn trắng, vẩn bẩn xuất hiện thì đấy chính là nguồn nước gia đình bạn đã nhiễm canxi nặng.

Nước máy bị nhiễm Nitrit

Bạn luộc thịt động vật để kiểm tra xem nước máy có bị nhiễm Nitrit hay không. Nếu sau khi luộc có màu hồng đỏ thì chứng minh được nguồn nước máy này đã bị nhiễm Nitrit. Bởi Nitrit gây ức chế hồng cầu khiến thịt có màu hồng đỏ tương tự thịt không chín.

Nước bị nhiễm Asen

Nếu nồng độ Asen trong nước cao thì nước bạn để trong bình sau một thời gian thì nước sẽ có vẩn đục màu trắng sữa. Nếu có những hiện tượng trên thì nước sinh hoạt của bạn đã bị nhiễm Asen.

Trên đây là những cách kiểm tra nước sinh hoạt có bị nhiễm tạp chất hay không. Trên thực tế có nhiều hơn một tạp chất lẫn vào trong nguồn nước sinh hoạt gia đình nên cần phải có các đánh giá, kiểm tra chuyên sâu hơn từ các nhà chuyên môn.

 

4. Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn

Bạn nên đun sôi nước sau 24h, bởi sau đó nước đã nguội và không an toàn khi sử dụng.

Đôi với những nơi sử dụng nước mưa để dùng làm nước sinh hoạt thì nên để lắng, sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1 – 2 ngày. Và sử dụng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa… để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Với các cách kiểm tra nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn và giải pháp xử lý trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích phần nào trong việc xác định khả năng nhiễm khuẩn nước sinh hoạt gia đình bạn đang sử dụng để bạn sớm có biện pháp xử lý nước triệt để mang nguồn nước sạch cho gia đình.